Quy định cấm phân biệt đối xử trong luật quốc tế Phân biệt đối xử

Luật nhân quyền quốc tế cấm "bất kỳ dạng phân biệt nào, bao gồm chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, vị thế sinh thành hay địa vị khác."[3]

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 cấm "bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác"[4] trong việc bảo đảm các quyền dân sự và chính trị.

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 cấm "bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác"[4] trong việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc 1965 đặc biệt cấm mọi sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, dòng dõi, hay nguồn gốc quốc gia hay sắc tộc.

Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979 quy định về các biện pháp cần thực hiện để loại bỏ việc phân biệt đối xử với phụ nữ.

Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật 2007 nhấn mạnh các nguyên tắc và yêu cầu không phân biệt đối xử với người khuyết tật.

Ngoài ra còn có các văn kiện quy định về không phân biệt đối xử với các nhóm đặc biệt khác như trẻ em, người cao tuổi, người nhập cư, người thiểu số về tôn giáo, ngôn ngữ và sắc tộc.

Nhìn chung, các cơ sở phân biệt đối xử bị cấm trực tiếp trong các công ước nhân quyền quốc tế bao gồm: giới tính, tuổi tác, tình trạng khuyết tật hay tình trạng sức khỏe, sắc tộc/dân tộc, màu da hay ngôn ngữ, địa vị kinh tế và xã hội, nơi sinh sống, xuất thân, tôn giáo, tình trạng hôn nhân và gia đình, xu hướng tính dục và bản dạng giới, quan điểm chính trị, và các cơ sở khác.[1] Chú ý rằng các cơ chế nhân quyền quốc tế coi danh sách các cơ sở phân biệt đối xử bị cấm này là một danh sách mở, nghĩa là luôn có thể có những cơ sở vô lý cho việc phân biệt đối xử.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phân biệt đối xử http://www.hreoc.gov.au/legal/index.html http://www.chrc-ccdp.ca/legislation_policies/human... http://www.antiracismandhate.com http://www.finduslaw.com/taxonomy_menu/12/23 http://ssrn.com/abstract=1594425 http://www.departments.bucknell.edu/russian/const/... http://topics.law.cornell.edu/wex/employment_discr... http://eur-lex.europa.eu/en/dossier/dossier_23.htm http://archive.eeoc.gov/stats/litigation.html http://www.eeoc.gov/facts/qanda.html